03 : Overview

Let's look back what we discovered

Vua Thiệu Trị

Thiệu Trị tên thật là Phúc Tuyền sau đổi là Miên Tông sinh ngày 11 tháng 5 Đinh Mão (1807). Ông là con trưởng của Minh Mạng và mẹ là Thuận Đức Thần Phi Hổ Thị Hoa.
Nǎm 1841 Miên Tông lên ngôi vua đặt niên hiệu là Thiệu Trị, lúc đó đã 34 tuổi.
Thiệu Trị lên ngôi cứ theo quy chế được sắp đặt từ thời Minh Mạng mà làm theo.
Tháng 9 nǎm 1847, Thiệu Trị bị bệnh rồi mất, ở ngôi được 6 nǎm, thọ 41 tuổi.
Thiệu Trị có 29 hoàng tử, 35 công chúa , tổng cộng 64 người con.

Triều đình nhà Nguyễn - Kinh thành Huế

Hoàng thành là công trình nổi bật mang đậm nét kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Hoàng thành là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình. Hoàng thành có dạng hình chữ nhật với kích thước 606x622m, tường cao 4m. Có 4 cửa ra vào, có hồ Kim Thủy bao quanh.
Tử cấm thành nằm bên trong Hoàng thành, phía sau điện Thái Hòa. Đây là nơi dành cho vuagia đình. Tử cấm thành có kích thước 324x290m, tường cao 3,72m. Bên trong Hoàng thành là những cung điện, cơ quan làm việc, và các công trình khác dành cho vua và các cung phi, hoàng hậu, hoàng tử,… như điện Thái Hòa, cung Diên Thọ, phủ Nội vụ, Duyệt Thị đường, điện Cần Chánh và điện Càn Thành.
Vòng thành kết cấu bằng gạch, có mặt bằng gần vuông, mỗi bề khoảng 600m, cao 4m, dày 1m, xung quanh có hào bảo vệ, gồm 4 cửa để ra vào, trong đó cửa chính ở phía Nam là Ngọ Môn. Bên trong thành đều được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên với các hồ lớn nhỏ, vườn hoa, cầu đá, các hòn non bộ và các loại cây lưu niên tỏa bóng mát quanh năm, tạo thêm vẻ thanh thoát cho hình ảnh Hoàng thành Huế.
Hoàng thành Huế gồm quần thể công trình được bố trí trên một trục đối xứng, phần trung tâm là các hạng mục chỉ dành riêng cho vua. Các công trình ở hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc “tả nam hữu nữ”, “tả văn hữu võ”, tính từ trong ra. Ngay cả các miếu thờ cũng có sự sắp xếp theo thứ tự “tả chiêu hữu mục”


Hậu cung nhà Nguyễn

Họ tuyệt đối không được nói chữ “xấu”,” gở”, thô tục như “đui”, “què”, “phong”, “hủi”, “máu me”, “chết" …
Ngoài ra một số từ phải kiêng kỵ, nếu lỡ gọi nhầm sẽ mắc tội, nhất là phải kiêng tên vua, hoàng hậu, gia đình hoàng tộc…
Không được mặc đồ đen, màu trắng chỉ được dùng làm đồ lót, màu vàng dành cho vua. Cung tần, mỹ nữ dùng màu đỏ và lục. Tóc phải rẽ giữa, bịt khăn vàng, móng tay để dài, nhuộm răng đen.
Đời sống trong cung đình triều Nguyễn, bắt đầu từ thời Minh Mạng, vua chia thành 9 bậc phi tần gồm: Nhất giai phi, Nhị giai phi, Tam giai nhân, Tứ giai nhân, Ngũ tiếp dư, Lục tiếp dư, Thất giai quý nhân, Bát giai mỹ nhân, Cửu giai tài nhân.
Cuộc sống chủ yếu diễn ra trong Tử Cấm Thành, ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài bởi bức tường gạch cao 3,5 m. Không được phép về thăm gia đình, trừ khi cha mẹ ốm nặng.
Đời sống nhàn hạ nhưng phải kiêng cữ đủ thứ chỉ phục vụ người đàn ông duy nhất là vua.

Vật dụng trong cung

Trong Hoàng cung của các triều đình Đại Việt xưa có sự phân biệt khá rõ: Vua, hoàng hậu, hoàng tử công chúa đều có đồ dùng riêng, khác với đồ dân gian và được gọi là đồ ngự dụng.
Những đồ này thường được khắc hình như rồng, phượng. Thậm chí, có quy định hình rồng bao nhiêu móng là hình ảnh của Thiên tử, tức Vua, cấm người thường tự tiện vẽ rồng trên đồ dân gian, nếu vi phạm sẽ bị khép vào tội khi quân (bị chém đầu).
Đồ ngự dụng của Vua cũng rất quan trọng, từ cái chậu rửa mặt, bát ăn cơm đến ấn tín, kiếm lệnh, cối giã trầu đều phải là đồ quý nhất đương thời, thường đều làm bằng vàng bạc, châu báu. Bộ sưu tập cổ vật này hiện được lưu giữ ở bảo tàng Lịch sử Quốc Gia, thi thoảng mang ra trưng bày cho khách tham quan ngoài nước và trong nước chiêm ngưỡng.


NGHI THIÊN CHƯƠNG HOÀNG HẬU

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu tức Thái hậu Từ Dụ sinh ngày 20 tháng 6 năm 1810. Vợ của Nguyễn Phúc Miên Tông (vua Thiệu Trị)
Bà có tổng 3 người con:
+ con gái đầu lòng là Diên Phúc công chúa Nguyễn Phúc Tĩnh.
+ con gái thứ hai là Nguyễn Phúc Uyên Ý công chúa Uyên Ý ( mất lúc 3 tuổi )
+ con trai thứ ba là Nguyễn Phúc (sau này là vua Tự Đức).
Năm 1841 Thiệu Trị phong cho bà làm Cung tần.
Ngày 4 tháng 10 năm 1847, Tự Đức phong bà tôn hiệu Từ Dũ Hoàng Thái hậu. Bà mất năm 1902 thọ 92 tuổi.
Trong suốt 78 năm ở cạnh ngai vàng với cương vị cố vấn, bà tham gia bàn bạc chính sự, hết lòng hết sức vì dân vì nước, giữ trọn vai trò trọng yếu trong chính sự triều đình nhà Nguyễn vào khoảng nửa đầu thế kỉ XIX.